Việt Nam nằm trong top 5 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, vì thế các hiệp định thương mại tự do thường có tác động mạnh đến sự phát triển của ngành. Ngày 13/11/2020, nhóm nghiên cứu mạnh Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt nam, phối hợp với Đại sứ quán Bỉ tại Hà Nội, đã tổ chức hội thảo “Tác động của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam EVFTA đối với sự phát triển bền vững ngành thủy sản”.

leftcenterrightdel
 Ngài Paul Jansen, Đại sứ Bỉ tại Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo và nhấn mạnh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường là chìa khóa để phát triển bền vững ngành thủy sản.

Hội thảo có sự tham gia của các đơn vị trong nước và quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, trường đại học và một số doanh nghiệp. Phía quốc tế có sự tham gia của ngài Paul Jansen, đại sứ Bỉ tại Việt Nam, ông Ivo Hooge, bí thư thứ nhất phụ trách Hợp tác Phát triển - Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, Trường ĐH Liège và một số đại biểu khác. Phía Việt Nam có sự tham gia của Tổng cục Thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Công ty Dabaco… và một số cơ quan truyền thông.


leftcenterrightdel
Ông Lê Thanh Hòa, phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản chia sẻ về diễn biến thương mại thủy sản Việt Nam-EU 


leftcenterrightdel
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, giám đốc ĐH Huế chia sẻ về đào tạo nguồn nhân lực thủy sản  

Việt Nam đã hội nhập quốc tế thông qua ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và gia nhập các tổ chức đa phương, trong đó, hiệp định EVFTA được coi là những FTA thế hệ mới với những cam kết sâu rộng và toàn diện. Mức độ cam kết sâu, cơ chế thực thi chặt chẽ trong đó bao hàm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: lao động, môi trường, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư… Nhiều quan điểm cho rằng hiệp định EVFTA là cơ hội để gắn kết sâu rộng vào thị trường EU có giá trị cao và chất lượng cao, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức đặt ra đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

leftcenterrightdel
Bà Trần Thị Nắng Thu, VNUA, trình bày về an toàn thực phẩm thủy sản - rào cản kỹ thuật của EVFTA 

leftcenterrightdel
Ông Bách Văn Hạnh, Tổng cục Thủy sản chia sẻ về tổ chức sản xuất thủy sản đáp ứng các quy định EVFTA  
 

Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ nhận định về tiềm năng, khó khăn, thách thức, cơ hội, các rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản Việt Nam - EU trước bối cảnh thực thi.

Hiệp định EVFTA và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Xuất xứ hàng hóa, thể chế chính sách, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và một số rào cản kỹ thuật khác là các chủ đề nổi bật đã được đề cập trong hội thảo. Một số kết quả nghiên cứu về các giải pháp nuôi nhằm nâng cao mức độ an toàn thực phẩm thủy sản của các trường đại học như Học viện Nông nghiệp VN, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế do chính phủ Bỉ tài trợ cũng đã được chia sẻ trong hội thảo. 

 
leftcenterrightdel
  TS. Trần Minh Phú, ĐH Cần Thơ giới thiệu kết quả thuộc dự án tài trợ bởi Vương Quốc Bỉ về sử dụng thảo dược trong nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm

leftcenterrightdel
TS. Lê Thị Thanh Loan, VNUA, trình bày về các chính sách đối với thủy sản Việt Nam  
 

Hội thảo đã tạo cơ hội cho các đối tác tham gia vào chuỗi sản xuất hiểu rõ hơn về tác động của hiệp định tự do thương mại EVFTA đối với ngành thủy sản, nhận thức rõ hơn về vai trò và sự tham gia của các bên liên quan cũng như định hướng hoạt động trong thời gian tới để phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành. 

Nhóm NCM Dinh dưỡng thức ăn & Nuôi trồng thủy sản