Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) thực hiện dự án toàn cầu “Nâng cao năng lực để cải thiện dinh dưỡng cho hệ thống thực phẩm thông qua phương pháp tiếp cận các bên liên quan (bao gồm doanh nghiệp tư nhân, tổ chức xã hội và cơ sở đào tạo)” (GCP/GLO/712/JPN). Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường hoạt động đào tạo/tập huấn về các hệ thống thực phẩm chú trọng dinh dưỡng tại các trường đại học và cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan nhà nước thuộc ngành nông nghiệp ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng tài liệu chuyên môn của Nhật Bản và các nguồn lực của FAO. Kỳ vọng của dự án là mọi người dân trên toàn thế giới đều nhận được chế độ dinh dưỡng lành mạnh do các hệ thống thực phẩm bền vững cung ứng.

Trong khuôn khổ dự án này, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và FAO đồng tổ chức khóa tập huấn “Quản lí chất lượng và marketing thực phẩm chú trọng dinh dưỡng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” trong 02 ngày 13 – 14/11/2020 tại Học viện. Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm: i) phát triển kiến thức và kĩ năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau quả; ii) tăng cường khả năng của các doanh nghiệp trong việc marketing thực phẩm, từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong bối cảnh các hệ thống thực phẩm chú trọng dinh dưỡng.

leftcenterrightdel
 Ban điều hành dự án phát biểu về khóa tập huấn 

Khóa tập huấn đã thu hút 48 cơ quan, tổ chức quốc tế và Việt Nam thuộc khu vực công và tư, trong đó có sự tham gia của gần 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan đến chuỗi cung ứng sản phẩm rau quả từ khắp ba miền đất nước.

Với thời lượng tập huấn có hạn, các chuyên gia đến từ Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), Viện Nghiên cứu Rau quả và Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Khoa Công nghệ thực phẩm) đã cố gắng truyền đạt cô đọng một khối lượng kiến thức và kỹ năng về các chủ đề: khái niệm hệ thống thực phẩm chú trọng dinh dưỡng; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam; quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm rau quả; các chủ đề liên quan đến marketing thực phẩm (phân tích thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, phân tích khách hàng mục tiêu và nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và phân tích sản phẩm thay thế). Sự tương tác tích cực giữa giảng viên và học viên trong quá trình giảng bài và thảo luận đã tạo nên bầu không khí sôi nổi, cuốn hút, mang lại hiệu quả của khóa tập huấn. Đặc biệt, khóa tập huấnt tình hình tiếp thu kiến thức của này tổ chức cho các thành viên tham gia đánh giá hai chiều: giảng viên nắm bắ học viên thông qua các bài kiểm tra nhanh, học viên đánh giá chất lượng khóa tập huấn và thể hiện nhu cầu đào tạo về hệ thống thực phẩm chú trọng dinh dưỡng của bản thân và doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội quý để các doanh nghiệp từ các vùng miền gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu và hợp tác để cùng phát triển.

leftcenterrightdel
 Thảo luận, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp

Với những đánh giá tích cực của học viên tham gia, cùng với kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo, khóa tập huấn này có ý nghĩa quan trọng đối với dự án trong việc tiếp tục xây dựng kế hoạch  tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong tương lai gần. Với vai trò là một cơ sở đào tạo có uy tín, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp để góp phần cải thiện năng lực, giúp doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị cho các sản phẩm thực phẩm theo hướng chú trọng dinh dưỡng.

leftcenterrightdel
Chụp hình lưu niệm khóa tập huấn 

Ban HTQT